SAP Business One Cloud

Theo báo cáo của IDC, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng dịch vụ Public Cloud cao nhất Đông Nam Á với 32% (CAGR 2018-2023). Các yếu tố thúc đẩy xu thế này tới từ: sự bùng nổ của nền kinh tế số, quá trình chuyển đổi số và hiện đại hoá, sự thúc đẩy mạnh mẽ từ Chính phủ. Bên cạnh đó, theo một khảo sát từ EY, có tới 89% doanh nghiệp chia sẻ động lực chính khiến họ triển khai Cloud ERP bắt nguồn từ sự thúc đẩy hiệu suất dịch vụ vượt trội.

1. Sự khác biệt giữa On-premises và Cloud ERP

Cloud ERP đang dần trở thành xu hướng mới trong phần mềm ERP và được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi. Cùng với sự phát triển vượt trội của ERP, ngày càng chứng tỏ được vị thế và tầm quan trọng của mình với doanh nghiệp, Cloud ERP, một trong những hình thức ERP hiện đại cũng có những khởi sắc nhất định. Nhiều nghiên cứu và các tổ chức kinh doanh dự đoán rằng công nghệ điện toán đám mây có thể sẽ dẫn đầu thị trường trong vòng 5 năm kế tiếp.

Nếu như trước đây Cloud ERP được rất ít doanh nghiệp sử dụng. Giờ đây, khi công nghệ ngày càng phát triển, việc bảo mật thông tin được đảm bảo hơn, các doanh nghiệp nhận thấy khi sử dụng giải pháp phần mềm Cloud ERP sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí quản lý, bảo mật, đồng thời vô cùng linh hoạt trong việc vận hành và lưu trữ các dữ liệu cốt lõi.

2. Xu hướng Work-from-home và tính di động

Sau đại dịch Covid nhu cầu quản lý hiện nay chú trọng vào WFH và có thể truy cập bất cứ lúc nào. Lợi ích dễ dàng nhận thấy nhất của Cloud ERP chính là quá trình triển khai hệ thống linh hoạt. Yêu cầu duy nhất để triển khai là máy tính của người dùng có kết nối internet. Hầu hết các hệ thống sử dụng công cụ điện toán đám mây cũng cung cấp các dịch vụ Ứng dụng trên Trình duyệt Web (Chrome, Firefox) đi kèm. Chính vì vậy, dù bạn đang ở bất kỳ đâu trên thế giới, bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng, truy xuất, tổng hợp các thông tin từ hệ thống của mình.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải chi trả chi phí ít hơn. Tất cả các thiết bị vốn dĩ phải chuẩn bị nếu như doanh nghiệp của bạn sử dụng On-premise ERP bao gồm: máy chủ, các thiết bị lưu trữ dữ liệu, giờ đây, khi sử dụng giải pháp phần mềm Cloud ERP, chúng không còn là điều bắt buộc. Do vậy, khi sử dụng cloud ERP, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoàn toàn có thể triển khai với chi phí thấp.

3. Giải pháp Cloud ERP sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) 

Tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đã tạo ra những cơ hội mới cho hệ thống Cloud ERP. Cloud ERP với tích hợp trí tuệ nhân tạo AI đang trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến, mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp. 

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong Cloud ERP là khả năng dự đoán và phân tích dữ liệu. Nó có thể xử lý lượng lớn dữ liệu từ các nguồn khác nhau và tạo ra thông tin quan trọng để hỗ trợ quyết định kinh doanh. Với khả năng phân tích dữ liệu tiên tiến, doanh nghiệp có thể nhận ra xu hướng, dự đoán nhu cầu thị trường, và đưa ra các chiến lược tối ưu hóa hiệu suất.

Một vài ví dụ điển hình của việc áp dụng AI vào phần mềm ERP:

+ Dự đoán nhu cầu hàng tồn kho. Cloud ERP tích hợp với trí tuệ nhân tạo có thể phân tích lịch sử bán hàng, dữ liệu thời tiết, sự kiện đặc biệt và các yếu tố khác để dự đoán mức độ cung cầu trong tương lai. Điều này giúp doanh nghiệp quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả hơn, tránh tình trạng thiếu hàng hoặc thừa hàng.

+ Sự phát triển của trợ lý ảo thông minh. Trợ lý ảo dựa trên trí tuệ nhân tạo có thể cung cấp hỗ trợ và giải đáp câu hỏi từ người dùng về các chức năng ERP. Điều này giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng cường khả năng sử dụng của hệ thống.